1. Khởi đầu câu chuyện hợp lý
Mở đầu cuộc hội thoại với khách hàng rất quan trọng. Nó là bước đi đầu tiên để bạn trình bày các trọng điểm thuyết phục khách hàng hợp lý và logic nhất. Bạn cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, xác định mục tiêu cuộc trò chuyện để có những hành động, lời nói thích hợp sau đó. Đây là một kỹ năng bán hàng vô cùng quan trọng và thiết yếu.
Một nhân viên bán hàng giỏi là người biết cách xây dựng cuộc trò chuyện đi đúng hướng. Mang lại lợi ích cho khách hàng, khiến họ hài lòng và mua sản phẩm. Để làm được điều này, bạn phải thấu hiểu tất cả nhu cầu khách hàng và am hiểu sản phẩm của mình mới có thể thuyết phục khách hàng thành công.
2. Duy trì cầu nối khi giao tiếp
Tạo cầu nối trong giao tiếp là kỹ năng thuyết phục trong bán hàng quan trọng. Đây là cách giúp duy trì cuộc trò chuyện diễn ra liên tục, tự nhiên tránh trường hợp bạn nói quá nhiều trong khi khách hàng lại nói quá ít.
Khi gặp các khách hàng kiệm lời, bạn cần phải xây dựng cầu nói để họ tiếp tục chia sẻ. Hãy khuyến khích nhẹ bằng các lời động viên như: “Tôi hiểu mà…”, “Vậy à…”.
Trong quá trình lắng nghe, hãy chủ động gật nhẹ đầu để khuyến khích đối phương nói lâu hơn. Khách hàng cung cấp nhiều thông tin sẽ giúp bạn dễ dàng phán đoán nhu cầu, sở thích của họ hơn.
3. Tạo ra sự khan hiếm
Theo các nhà tâm lý học, về bản chất con người luôn muốn cái họ không có được. Tương tự như vậy, nếu biết cách làm cho các thông tin đưa đến khách hàng trở nên mới mẻ. Biến sản phẩm của bạn trở nên độc đáo và khác biệt trên thị trường sẽ tạo được sự chú ý với người nghe tốt hơn.
Đưa ra một mức giá ưu đãi trong ngày hoặc một chương trình khuyến mãi ngắn hạn đặc biệt sẽ giúp thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng. Đây là kỹ năng thuyết phục khách hàng khéo léo, có thể áp dụng cho hầu hết mọi sản phẩm, mô hình kinh doanh.
4. Cung cấp thông tin hữu ích
Muốn bán được hàng trước hết bạn phải cho khách hàng thấy được giá trị sản phẩm trước. Bạn phải biết cách thuyết phục khách hàng rằng các mặt hàng của bạn sẽ giúp ích cho họ trong cuộc sống hay công việc, và giảm chi phí hằng ngày. Đây là điều mà bất kỳ người mua hàng nào cũng mong muốn hướng tới.
Trong quá trình giao tiếp với các khách hàng sỉ cần nhấn mạnh tới nhu cầu của khách hàng lẻ. Vì đây chính là nhóm khách hàng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh thu cuối cùng của người bán.
5. Tạo nhịp điệu khi nói
Cách nhấn nhá trọng âm, tốc độ, ngữ điệu giọng nói là phần không thể thiếu tạo sự ấn tượng khi giao tiếp. Tốc độ nói chuyện của một người cho thấy tốc độ phân tích thông tin của não một cách có ý thức. Vì thế, hãy chú ý đến tốc độ nói chuyện của khách hàng. Nên nói chuyện tương đương hoặc chậm hơn đối phương một chút để khách hàng kịp xử lý những thông tin bạn cung cấp.
Khi sắp xếp cuộc hẹn qua điện thoại, tạo nhịp điệu khi nói là cách thuyết phục khách hàng hiệu quả. Vì giọng nói là công cụ duy nhất để bạn thể hiện kỹ năng thuyết phục khách hàng lúc này.
* Đối với khách hàng chê giá đắt còn gọi là ép giá thì giá bạn đang bán như thế nào thì họ cũng sẽ luôn miệng chê đắt, với tâm lý mong muốn được người bán hạ giá xuống mức thấp hơn nữa. Nói chung khách hàng chê đắt là một phản xạ điều kiện có ý thức mà thôi.
Bước 1: Hãy xoa dịu tình huống
Trong trường hợp này cách hợp lý nhất là hãy xoa dịu khách hàng bằng cách thể hiện sự đồng cảm đối với những băn khoăn của họ. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời: “Dạ, em cảm ơn anh/chị. Em hoàn toàn hiểu những băn khoăn của anh chị. Khi mua hàng thì vấn đề chi phí chắc chắn là một yếu tố rất quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng anh/chị yên tâm, rất nhiều khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm của công ty em, đều cảm thấy rất hài lòng. Em chắc chắn anh/chị sẽ thấy số tiền mình đã trả là hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích mà sản phẩm mang lại”.
Bước xoa dịu của bạn thành công, khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm và tôn trọng và tất nhiên họ sẽ không còn quá gay gắt với bạn nữa.
Bước 2: Xác định nguyên nhân
Tiếp theo, tìm ra nguyên nhân vì sao khách hàng chê đắt. Vì điều quan trọng để bạn xử lý tốt tình huống khi khách hàng chê đắt đó là cần tìm đúng nguyên nhân tại sao thì mới giải quyết được phàn nàn của khách hàng. Cần phải đặt ra những câu hỏi mang tính bao quát, quan tâm tới khách hàng như:
Bạn đang băn khoăn về giá sản phẩm quá cao hay là vì lý do nào khác?
Hoặc “Tại sao bạn lại nghĩ sản phẩm này có giá cao nhỉ, cho mình biết lý do cụ thể được không?
Hãy xử lý những yếu tố đó trước khi đề cập đến giá cả vì việc thương lượng giá sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nút thắt tâm lý của khách hàng không được tháo gỡ.
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Đến bước này, sẽ có 2 tình huống như sau:
+ Khách hàng nghi ngờ sản phẩm bán đắt
Đôi khi khách hàng vì không thích sản phẩm của bạn nhưng không muốn nói thẳng ra là không thích thì họ sẽ tìm một lý do “hợp lý” hơn để trả lời như sản phẩm của bạn đắt quá nên không mua. Lúc này, cách đơn giản nhất giúp khách hàng hiểu rõ vì sao giá thành sản phẩm cao đó là chủ động gợi ý để cùng nhau tìm ra một vài hướng giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Ví dụ bạn có thể lấy giá sản phẩm mà khách hàng bỏ ra mua đem chia nhỏ thành các chi phí và lợi ích mà khách hàng nhận lại được, chi phí cho một ngày hoặc là một giờ nhằm giúp khách hàng giảm bớt áp lực của mình, như chi phí lắp đặt sản phẩm, chi phí điện năng, chế độ bảo hành,…
Nếu như không thuyết phục được khách hàng ở phương diện tính toán giá sản phẩm thì bạn hãy thuyết phục khách hàng từ những lợi ích nhỏ nhất như: về thiết kế của sản phẩm, về thương hiệu sản phẩm, về đẳng cấp của sản phẩm,… và nên đề cao khách hàng, để họ cảm nhận được rằng chỉ sản phẩm này mới tương xứng với đẳng cấp của họ.
+ Khách hàng so sánh giá với các đối thủ của bạn
Nếu giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rẻ hơn của bạn, nên giải thích cho khách hàng theo hướng “tiền nào của nấy” và phân tích cho họ hiểu vì sao sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn so với đối thủ. Ví dụ giá thành cao phụ thuộc vào công dụng và chức năng đi kèm của sản phẩm hoặc phân tích ưu điểm sản phẩm của mình để so sánh với các nhược điểm sản phẩm của đối thủ chẳng hạn.
Chúc các bạn áp dụng thành công!
Nguồn: sưu tầm