Hotline: 0902 810 638
Email: sales6.xenanghavico@gmail.com
banner-tin-tuc

Tổng hợp cách làm khóa luận tốt nghiệp cho tất cả các ngành

Khóa luận tốt nghiệp là bộ môn kết thúc của đại đa số các bộ môn chuyên ngành thuộc các trường đại học hiện nay. Là điều kiện đủ để các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Vậy làm cách nào để có thể hoàn thành tốt bộ môn này. Bài chia sẻ dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm làm khóa luận tốt nghiệp mà mình đúc kết lại trong quá trình học tập suốt 4 năm đại học và từ những ý kiến mà mình tham khảo được.

 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. OK, giờ mình bắt đầu nào!

 

viet-khoa-luan-tot-nghiep

 

Trước tiên, sơ lược quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp để các bạn hình dung khái quát về bộ môn này nhé!

I. Xin đề tài

II. Lên kế hoạch chi tiết thực hiện

III. Làm đề tài, báo cáo mỗi tuần

IV. Gặp GVHD lần cuối để review. In báo cáo lần 1.

V. Gặp giáo viên phản biện. In báo cáo lần 2. GVPB chấp nhận đề tài được ra hội đồng

VI. Báo cáo trước Hội đồng

VII. In báo cáo lần 3 (nếu có). Đóng bìa xanh nhũ vàng, chờ điểm

 

OK, bây giờ mình xin phép đi vào chi tiết từng bước để các bạn có thể nắm rõ hơn và có thể xây dựng cách làm khóa luận tốt nghiệp

 

kinh-nghiem-lam-khoa-luan-tot-nghiep

 

Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu

 

Thông thường, sinh viên năm cuối khi viết khóa luận tốt nghiệp có thể nhận đề tài bằng hai cách: cơ sở đào tạo giao đề tài hoặc sinh viên tự lựa chọn đề tài trên cơ sở hướng dẫn của nhà trường. Hàng năm, Nhà trường công bố một danh mục các hướng đề tài cần nghiên cứu để sinh viên lựa chọn.

 

Vì đây chỉ là danh mục gợi ý nên sinh viên có thể lựa chọn các đề tài theo danh mục này hoặc tự đề xuất một đề tài khác để các bộ phận chức năng (khoa/ bộ môn) phê duyệt. Việc lựa chọn đề tài dù theo cách nào cũng cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và không được trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu của hai năm trước đó.

 

Việc phê duyệt đề tài của bộ phận chức năng cũng phải tuân thủ hai nguyên tắc này, nghĩa là bộ phận chức năng không chỉnh sửa đề tài mà chỉ phê duyệt khi đề tài được lựa chọn đã thỏa mãn đủ hai điều kiện trên. Việc chỉnh sửa để chuẩn hóa tên đề tài sẽ do sinh viên và giáo viên được phân công hướng dẫn thực hiện.

 

khoa-luan-tot-nghiep

 

Việc lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản như:

- Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không ?

- Đề tài có tính cấp thiết hay không ?

- Đề tài có phù hợp với sở thích nghiên cứu của sinh viên hay không ?

- Sinh viên có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không ?

 

Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu

 

Sau khi đã xác định được đề tài cần nghiên cứu và được phê duyệt, sinh viên cần tiến hành lập đề cương nghiên cứu sơ bộ để xác định các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu. Đề cương sơ bộ có thể chỉ cần viết tóm tắt nội dung của những phần chính như phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận. Trên cơ sở đề cương sơ bộ người nghiên cứu (sinh viên) sẽ cụ thể hóa thành đề cương nghiên cứu chi tiết. Đề cương nghiên cứu chi tiết có thể bao gồm những nội dung sau:

 

1. Phần mở đầu

Phần mở đầu của một khóa luận tốt nghiệp thường phải bao gồm:

- Lời cảm ơn khóa luận tốt nghiệp

- Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tài. Nội dung phần này trả lời cho câu hỏi: vì sao người viết lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác?

- Mục đích nghiên cứu của đề tài. Phần này trả lời câu hỏi: việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được cái gì, nghiên cứu để làm gì ?

- Đối tượng nghiên cứu. Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài sẽ nghiên cứu cái gì?

- Phạm vi nghiên cứu. Phần này cần làm rõ 3 loại phạm vi: phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, tức là sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nào; phạm vi nghiên cứu về không gian, tức là sự kiện diễn ra ở đâu; và, phạm vi nội dung nghiên cứu, tức là nghiên cứu những vấn đề cụ thể nào trong số hàng loạt vấn đề có liên quan đến đề tài đã chọn.

- Phương pháp nghiên cứu. Nội dung phần này cần trả lời cho câu hỏi là, trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ áp dụng những phương pháp cụ thể nào để chứng minh giả thuyết khoa học do mình đặt ra, luận giải những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. Tùy theo yêu cầu của từng đề tài và đối tượng nghiên cứu mà các phương pháp áp dụng có thể là phân tích - tổng hợp; diễn giải - quy nạp; đối chiếu - so sánh; khảo sát - chuyên gia; khái quát hóa, v.v.

- Kết cấu của khóa luận. Phần này có thể chỉ cần giới thiệu tên các chương của khóa luậni, không cần ghi quá chi tiết.

 

2. Nội dung các chương, mục của khóa luận

Thông thường đối với một khóa luận tốt nghiệp, phần nội dung chính tùy theo từng đề tài có thể kết cấu thành từ 3 chương. Tương ứng với 3 chương này là ba nội dung chính đó là “Lý luận, Thực trạng và Giải pháp”. Đề cương của mỗi chương càng chi tiết thì quá trình nghiên cứu sẽ càng thuận lợi và việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm đề cương quá sơ sài. Rất tiếc, đây lại là điều mà không ít sinh viên đã sai lầm khi làm đề cương nghiên cứu.

 

Thực tế cho thấy, rất nhiều sinh viên không nhận thấy sự cần thiết của việc làm đề cương chi tiết, do vậy, khi làm đề cương thường chỉ làm qua loa, sơ sài mang tính chất đối phó với một thủ tục bắt buộc. Do đề cương sơ sài nên đến khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu chính thức sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khi đó sinh viên sẽ, hoặc là tự viết theo ý hiểu của mình và nhiều khi bị lạc đề, hoặc tìm cách sao chép một tài liệu tương tự với đề tài của mình và khi bảo vệ trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp thường không trả lời được các câu hỏi của hội đồng vì bản thân sinh viên không hiểu bản chất của vấn đề mình viết.

 

Vì thế, viết đề cương chi tiết là một khâu tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khóa luận. Muốn có chất lượng khóa luận tốt, sinh viên cần phải quan tâm đúng mức tới khâu này.

 

3. Phần kết luận

Nội dung phần này cần trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng những kết quả mới của đề tài nghiên cứu; các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.

 

Bước 3: Thu thập tài liệu, xử lý thông tin

 

Ngay sau khi có đề cương sơ bộ người viết đã phải tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu thu thập ở giai đoạn này có thể chưa cần chi tiết, chưa cần đầy đủ. Việc thu thập tài liệu chi tiết sẽ được đặt ra sau khi hoàn thành đề cương chi tiết. Càng có được nhiều tài liệu liên quan đến đề tài đã chọn thì việc nghiên cứu càng trở nên dễ dàng hơn.

 

Tuy vậy, vì rất nhiều lý do khác nhau việc thu thập tài liệu không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thậm chí, trong nhiều trường hợp người viết gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu. Khi đó, ngoài các tài liệu sơ cấp người viết buộc phải sử dụng các tài liệu thứ cấp, tức là các tài liệu đã qua “gia công, chế biến” làm cho tính chính xác có thể không cao. Chính vì thế, việc xử lý thông tin sau khi thu thập là công việc vừa quan trọng vừa phức tạp mà người nghiên cứu phải thực hiện.

 

Bước 4: Viết bản thảo báo cáo tổng hợp

 

Sau khi đã thu thập tài liệu đủ để phục vụ cho việc luận giải các giả thuyết khoa học và các tài liệu đã được xử lý, phân tích xong thì công việc tiếp theo là tiến hành viết bản thảo theo các nội dung đã có trong đề cương chi tiết. Logic thông thường nhất là viết tuần tự theo các chương mục đã thiết kế, tuy vậy, việc viết bản thảo cũng có thể không nhất thiết phải đi theo đúng trình tự này mà tùy theo điều kiện cụ thể có thể tạm bỏ qua phần, mục trước để viết các phần, mục sau. Tuy nhiên, tính logic giữa các phần, mục thì không thể bỏ qua.

 

Để bảo đảm tính logic của toàn bộ công trình, tức toàn bộ khóa luận, người viết cần lưu ý rằng các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1 (Cơ sở lý luận) phải được đưa vào phân tích thực trạng ở chương 2 (Thực trạng của vấn đề nghiên cứu).

 

Nói cách khác, phần mô tả thực trạng ở chương 2 phải được phân tích dựa trên các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1. Phần cuối của chương 2 thông thường phải có mục đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phần đánh giá thực trạng chính là căn cứ để đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở chương 3 - chương cuối cùng của khóa luận.

 

Một phần đặc biệt quan trọng của một khóa luận tốt nghiệp nói riêng là phần đề xuất các giải pháp hoặc kiến nghị. Trong rất nhiều trường hợp người viết thường cho rằng đây là phần khó viết nên hoặc các tác giả “tự bịa” hoặc viết như kiểu hô khẩu hiệu mà không nhận thấy sự vô lý của các giải pháp, thậm chí có nhiều vấn đề đã được thực hiện nhưng vẫn được tác giả cho là giải pháp mới đề xuất.

 

Vì thế, một giải pháp muốn có tính thuyết phục thông thường phải có các nội dung tối thiểu như căn cứ đề xuất giải pháp đó, nội dung cụ thể của giải pháp, chủ thể thực hiện giải pháp, điều kiện để thực hiện giải pháp, kết quả dự kiến của giải pháp. Ngoài ra, cũng có thể cần chỉ rõ mối quan hệ giữa các giải pháp, vị trí của từng giải pháp, giải pháp nào là giải pháp đột phá, giải pháp nào là giải pháp chủ yếu, giải pháp nào là giải pháp bổ trợ, v.v.

 

Bước 5: Chỉnh sửa nội dung khóa luận tốt nghiệp

 

Sau khi hoàn thành bản thảo báo cáo kết quả nghiên cứu, theo quy định, sinh viên phải nộp bản thảo cho giáo viên hướng dẫn để được người hướng dẫn khoa học nhận xét và yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần).

 

Trong bước này, cả người viết và người hướng dẫn cần lưu ý rằng, nhiệm vụ của người hướng dẫn là phải đối chiếu với đề cương chi tiết để bảo đảm rằng nội dung bài viết đã bám sát yêu cẩu của đề tài.

 

Người hướng dẫn thông thường chỉ có nghĩa vụ kiểm soát nội dung khoa học của khóa luận, không chịu trách nhiệm đối với những sai sót về hình thức của khóa luận vì những vấn đề liên quan đến hình thức khóa luận như cách trình bày bìa, phông chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo v.v. đã được quy định thành văn bản cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo và/ hoặc của cơ sở đào tạo, tức là của nhà trường.

 

>>Tham khảo: Hướng dẫn đánh số trang trong word 2010, 2007

 

Chính vì vậy, trong bước này, giáo viên hướng dẫn cần xem xét lại toàn bộ tính khoa học của đề cương chi tiết, nếu thấy có chỗ bất hợp lý cần điều chỉnh cho hợp lý hơn. Nếu không cần điều chỉnh đề cương chi tiết thì công việc của người hướng dẫn lúc này là kiểm tra sự phù hợp của bản thảo với từng chi tiết nhỏ của đề cương nghiên cứu và tính khoa học trong từng phần, mục của bản thảo.

 

Người hướng dẫn cần yêu cầu sinh viên viết khóa luận sửa chữa bất cứ một sự vô lý nào trong bản thảo để đảm bảo khóa luận có thể đạt chất lượng đến mức cao nhất có thể được.

 

Việc chỉnh sửa nội dung bản thảo, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện một hoặc nhiều lần cho đến khi chất lượng khóa luận đạt đến mức cần thiết.

 

Bước 6: Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

 

trinh-bay-khoa-luan-tot-nghiep

 

Theo quy định hiện hành, sinh viên phải bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng chấm khóa luận của Nhà trường. Kết quả chấm khóa luận trước hết phụ thuộc vào chất lượng khóa luận và phần bảo vệ của sinh viên, tức là phần trình bày bản tóm tắt khóa luận và phần trả lời các câu hỏi của hội đồng.

 

Thực tế cho thấy còn có những sự khác biệt, thậm chí là khác biệt khá lớn trong cách đánh giá chất lượng khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Điều này, một mặt là do một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên việc nhìn nhận, đánh giá nội dung khóa luận chưa chuẩn xác. Mặt khác, cũng có thể do còn có sự khác biệt trong quan điểm khoa học giữa các thành viên trong hội đồng chấm khóa luận.

 

bao-ve-khoa-luan-tot-nghiep

 

Kết luận:

Khóa luận tốt nghiệp là công trình khoa học kết thúc chương trình đào tạo toàn khóa của sinh viên đại học. Việc hoàn thành công trình này không chỉ có ý nghiã thiết thực đối với sinh viên để nhận bằng cử nhân mà còn là dịp để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình.

 

Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao trong việc viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của mình mỗi sinh viên cần có được những kiến thức tối thiểu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học và tuân thủ những quy định tối thiểu của Nhà trường như về cách trình bày khóa luận cũng như chọn lựa đề tài khóa luận tốt nghiêp.

 

Chúc các bạn đạt kết quả cao như ý!

 

Nguồn: sưu tầm

  • Logo-KING

    CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HAVICO

    Đ/c Kho : 371/5 Quốc Lộ 1A, Khu Phố 1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

    Địa Chỉ Văn Phòng  : 1/27 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

    Hotline (Zalo) : 0902 810 638

            QR zalo xenangtudong

    Tel          : (028) 6257 0030

    Fax         : (028) 6257 0031

    MST       : 0313506852 Cấp ngày 26/10/2015 tại Sở kế hoạch đầu tư - Phòng đăng kí kinh doanh TP. Hồ Chí Minh

    Người Đại Diện : Mr. Vinh

    Email     : sales6.xenanghavico@gmail.com

    Website : http://xenangtudong.com

        Đã thông báo bộ công thương gov

  • Dịch vụ

    Tư vấn

    Dịch vụ

    Bảo hành

  • Hỗ trợ khách hàng

    Chính sách

    Chăm sóc khách hàng

    Liên hệ

  • Thống kê truy cập

    Đang online:94

    Tổng truy cập:3262899

Copyright © 2016 KING. All Rights Reserved
Scroll