Cung cấp xe nâng hàng, xe nâng điện, xe nâng tay | Xenangtudong.com

Hotline: 0902 810 638
Email: sales6.xenanghavico@gmail.com

Tiếp tục quá trình sự việc Mỹ ám sát tướng Soleimani và Iran sẽ tung đòn trả đũa với Mỹ ? ( P2 )

Tướng Iran bị giết bởi sát thủ ‘lửa địa ngục’ nâng cấp

 

Tướng Qassem Soleimani đã bị giết bởi tên lửa R9X Hellfire mang đầu đạn động năng phóng từ máy bay không người lái MQ-9 Reaper.

 

Kênh truyền hình Al-Ahad của Iraq đã công bố đoạn video quay từ camera giám sát lắp gần sân bay quốc tế Baghdad, cho thấy các tên lửa phóng từ máy bay không người lái MQ-9 Reaper đã bắn trúng chiếc xe chở tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds tinh nhuệ, Vệ binh Cách mạng Iran.

 

Chiếc xe không nhìn thấy trong đoạn video vì nó nằm phía sau bức tường, nhưng vụ nổ lớn nhấn chìm chiếc xe là kết quả của vụ không kích.

 

Loại tên lửa mà Không quân Mỹ đã sử dụng là Hellfire R9X “Ninja”, còn được gọi với biệt danh “lửa địa ngục”. Loại tên lửa này được nâng cấp hệ thống cảm biến cho phép tấn công mục tiêu với xác suất gần như 100%.

 

ảnh: tên lửa r9x

 

Điểm mới của loại tên lửa này là nó được trang bị đầu đạn động học không chứa thuốc nổ để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường xung quanh. Bên trong đầu đạn chứa 6 lưỡi kiếm sẽ bật ra để xuyên qua mục tiêu và phá hủy nó bằng động năng của vụ va chạm tốc độ cao.

 

Theo Sputnik, Hellfire R9X được triển khai bí mật từ năm 2017. Sự tồn tại của nó được tiết lộ vào năm 2019. Nó từng được sử dụng trong nhiều vụ tấn công bí mật.New York Times cho biết máy bay không người lái MQ-9 Reaper có khả năng hoạt động rất im lặng với tốc độ 370 km/h và có thể mang theo 4 tên lửa Hellfire R9X.

 

Chiếc máy bay không người lái được mệnh danh “thợ săn sát thủ” được báo cáo bởi trụ sở Bộ tư lệnh trung tâm Mỹ tại Qatar, Iran coi quân đội Mỹ là 'khủng bố' sau vụ sát hại tướng Soleimani

 

Quốc hội Iran thông qua đạo luật xem tất cả lực lượng Mỹ là khủng bố. Động thái diễn ra sau khi Mỹ không kích sát hại tướng Qassem Soleimani, nhân vật quyền lực thứ 2 ở nước này.

 

Đạo luật được quốc hội Iran thông qua vào ngày 7/1 đã chính thức coi tất cả lực lượng của Mỹ là "khủng bố" sau vụ không kích sát hại tư lệnh Qassem Soleimani ngày 3/1.

 

Theo đạo luật mới, tất cả lực lượng Mỹ và nhân viên của Lầu Năm Góc, cũng như các tổ chức trực thuộc, đặc vụ, tướng lĩnh, và bất kỳ ai ra lệnh giết hại tướng Soleimani đều bị xem là khủng bố."Mọi hành động tiếp tay cho các lực lượng này, bao gồm về quân sự, tình báo, tài chính, kỹ thuật, dịch vụ hoặc hậu cần, đều bị xem là hợp tác hành động khủng bố", quốc hội Iran cảnh báo. Các nhà lập pháp cũng thống nhất cấp thêm 200 triệu euro (hơn 223 triệu USD) cho lực lượng Quds.

 

ảnh: Người iran xem quân đội Mỹ là khủng bố

 

Ông Soleimani được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Iran, là người đứng đầu lực lượng Quds, nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động quân sự và tình báo nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

 

Giữa năm 2019, đáp trả việc Mỹ chính thức xem IRGC là một tổ chức khủng bố nước ngoài, chính quyền Iran cũng công khai nhìn nhận mọi lực lượng Mỹ đóng quân tại Trung Đông là đối tượng khủng bố. Hội đồng Tối cao Quốc gia Iran tháng 4/2019 cũng chính thức gọi Mỹ là "quốc gia tài trợ khủng bố".

 

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Iran, ông Mohammad Javad Azari-Jahromi, hôm 5/1 đăng dòng tweet gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "tên khủng bố trong bộ vest".

 

Cùng ngày, lãnh đạo IRGC Hossein Salami đã đe dọa sẽ "thiêu rụi" bất cứ nơi nào được Mỹ chống lưng để trả thù cho cái chết của tư lệnh Soleimani. Ông Salami thề trước hàng nghìn người tập trung ở quảng trường trung tâm Kerman, quê nhà của tướng Soleimani.

 

Trước đó, tang lễ của vị tư lệnh Iran ở thủ đô Tehran ngày 6/1 có gần 1 triệu người xuống đường đưa tiễn, theo AP. Giới lãnh đạo và người dân Iran những ngày qua liên tục kêu gọi trả đũa hành động của Mỹ, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

 

Đánh trực đánh trực diện - Iran đổi chiến thuật với Mỹ để 'trả thù tàn khốc'

 

Thay vì sử dụng các ủy nhiệm, lãnh tụ tối cao của Iran muốn bất kỳ sự trả thù nào đối với vụ ám sát tướng Soleimani được thực hiện công khai bởi chính các lực lượng nước này.

 

Trong những giờ căng thẳng sau khi Mỹ ám sát chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, lãnh tụ tối cao của đất nước Ayatollah Ali Khamenei bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Chính phủ để vạch ra chi tiết cho bất kỳ sự trả thù nào.

 

Ông nói rằng nó phải là cuộc tấn công trực tiếp và tương xứng vào lợi ích của Mỹ, được thực hiện công khai bởi chính lực lượng Iran, ba người Iran biết về cuộc họp hôm 6/1 cho biết.

 

ảnh: le-dua-tang-thieu-tuong-soleimani

 

Theo New York Times, đó là sự chuyển hướng đáng ngạc nhiên cho giới lãnh đạo Iran. Kể từ khi thành lập Cộng hòa Hồi giáo vào năm 1979, Tehran hầu như luôn che giấu các cuộc tấn công của mình đằng sau hành động của các ủy nhiệm mà họ phát triển quanh khu vực. Nhưng trong cơn thịnh nộ từ vụ ám sát chỉ huy quân sự, Thiếu tướng Qassim Soleimani, đồng minh thân thiết và là bạn của cá nhân lãnh tụ tối cao, ayatollah sẵn sàng gạt bỏ những phương thức truyền thống đó.

 

Các mục tiêu Mỹ trong tầm tay Iran

 

Sự phẫn nộ trên toàn quốc đối với cái chết của vị chỉ huy được tỏ rõ vào ngày 6/1, khi hàng triệu người Iran đổ ra đường phố Tehran để đưa tang và ông Khamenei không ngại rơi lệ trước linh cữu.

 

ảnh: tướng soleimani

 

Sau nhiều tuần biểu tình dữ dội trên khắp đất nước chống tham nhũng và quản lý yếu kém, cả những người chỉ trích và ủng hộ chính phủ đã tuần hành cùng nhau, đoàn kết trong sự phẫn nộ.

 

Các chuyến tàu điện ngầm và nhà ga chật cứng người đưa tang hàng giờ trước khi trời sáng. Các gia đình cho con cái cầm ảnh tướng Soleimani. Chính trị gia Sadegh Kharazi cho biết ông chưa từng thấy đám đông lớn như vậy kể từ tang lễ năm 1989 của người sáng lập nước Cộng hòa Hồi giáo, Ayatollah Ruhollah Khomeini.

 

"Chúng ta đã sẵn sàng trả thù quyết liệt với Mỹ. Quân đội Mỹ ở vịnh Ba Tư cũng như ở Iraq và Syria nằm trong tầm tay của chúng ta", Tướng Hamid Sarkheili của Lực lượng Vệ binh Cách mạng tuyên bố trước đám đông. "Không đàm phán hay thỏa thuận, quyết chiến với Mỹ", những người tham dự đám tang hô vang trong video được chia sẻ với New York Times.

 

ảnh: binh sĩ iran đưa tiễn soleimani về nơi an nghỉ

 

Cuối tuần qua, Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran chống lại lợi ích của Mỹ bằng cách ra lệnh không kích 52 mục tiêu tiềm năng, đại diện cho các con tin người Mỹ bị bắt giữ sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị vây hãm vào năm 1979.

 

Đáp lại, hôm 6/1, tổng thống ôn hòa của Iran, Hassan Rouhani, đã phản hồi bằng lí lẽ của mình."Những người nhắc đến số 52 cũng nên nhớ tới con số 290", ông viết trên Twitter, ám chỉ 290 người thiệt mạng năm 1988 trong vụ tai nạn máy bay Iran do tàu chiến Mỹ gây ra. "Đừng bao giờ đe dọa đất nước Iran", ông Rouhani nói thêm.

 

Ở đâu, khi nào và thậm chí liệu Iran có chọn trả đũa hay không vẫn là vấn đề được suy đoán. Khi các nhà lãnh đạo Iran cân nhắc hành động, các nhà phân tích cho biết các mục tiêu bao gồm quân đội Mỹ ở nước láng giềng Syria và Iraq, các căn cứ của Mỹ ở vịnh Ba Tư hoặc các đại sứ quán và nhà ngoại giao Mỹ ở hầu hết mọi nơi.

 

ảnh: lính nhảy dù mỹ rời căn cứ đến Trung Đông

 

Khi những nỗ lực trước đây trong các cuộc tấn công hoặc ám sát trực tiếp không thành, các chiến binh được Iran hậu thuẫn chuyển sang chiến thuật đơn giản hơn là giết dân thường bằng bom khủng bố.

 

Đây là chiến thuật năm 2012 của nhóm Hezbollah ở Lebanon do Iran hậu thuẫn. Học giả Iran Afshon Ostovar cho biết sau khi thất bại trong nỗ lực tấn công các mục tiêu của Israel hoặc giết chết các quan chức Israel để trả thù vụ ám sát một trong những thủ lĩnh của nhóm, các chiến binh cuối cùng đã thực hiện việc dễ dàng hơn là ném bom xe buýt chở khách du lịch Israel ở Bulgaria.

 

Ông Ostovar cho rằng không ai biết Iran sẽ đáp trả như thế nào, ngay cả Iran cũng chưa biết, nhưng có một ham muốn đòi nợ máu đang hiện diện trong Vệ binh Cách mạng.

 

Không vội đáp trả

 

Mặc dù chính quyền Trump nói rằng Mỹ giết tướng Soleimani vì ông ta đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công sắp tới chống lại lợi ích của Mỹ, có những dấu hiệu cho thấy ông ta có thể đang dẫn đầu nỗ lực nhằm làm dịu căng thẳng với Saudi Arabia.

 

Thủ tướng Mahdi của Iraq nói rằng lẽ ra ông đã gặp tướng Soleimani vào buổi sáng ông này bị giết. Ông Mahdi kỳ vọng ông Soleimani mang thông điệp từ người Iran có thể giúp "đạt được các thỏa thuận và đột phá quan trọng đối với tình hình ở Iraq và khu vực".

 

Về phần mình, Iran vẫn đồng thời tiếp tục cuộc chống đối kéo dài hàng tháng đối với các yêu cầu của chính quyền Trump về việc đàm phán lại thỏa thuận năm 2015 với các cường quốc phương Tây về nghiên cứu hạt nhân.

 

Chính quyền Trump gây áp lực với Iran bằng cách tàn phá nền kinh tế của nước này với các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng mà các quan chức Iran lên án là chiến tranh kinh tế.

 

Các lệnh trừng phạt khởi động vòng xoáy tấn công và phản công lên đến đỉnh điểm vào tuần trước, trong vụ ám sát tướng Soleimani. Iran cũng đã đáp trả bằng các bước đi tính toán thận trọng để rút khỏi các giới hạn của thỏa thuận về chương trình hạt nhân.

 

Hôm 5/1, các quan chức Iran nói rằng họ đã từ bỏ mọi hạn chế trong việc làm giàu uranium dù sẽ tiếp tục tiếp nhận các thanh sát viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

 

Giữa cảm xúc của đám tang, một số người kêu gọi báo thù để định hình lại khu vực. "Ngay cả khi chúng ta tấn công tất cả căn cứ của Mỹ và ngay cả khi chúng ta ám sát được chính ông Trump thì cũng không đủ để trả thù. Chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi khu vực", Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh nói tại lễ tang.

 

ảnh: những người đưa tang ở Tehran

 

Hiện tại, các quan chức Iran dường như không vội vàng tấn công đáp trả Mỹ và có lẽ đang tận hưởng khả năng lan truyền sự lo lắng trên khắp phương Tây.

 

Họ có vẻ hài lòng với việc phô bày chủ nghĩa dân tộc, nhận được sự đồng cảm quốc tế ngày càng tăng và thúc đẩy trục xuất quân đội Mỹ khỏi Iraq.

 

Sanam Vakil, học giả Iran tại trung tâm nghiên cứu Chatham House ở London, cho rằng các quan chức Iran chưa muốn chuyển hướng cuộc đối thoại. Nhưng đối với những người hiếu chiến thống trị Hội đồng An ninh Quốc gia Iran, trả đũa tàn khốc là phản ứng hợp lý duy nhất.

 

"Việc không đáp trả sẽ khiến họ có vẻ yếu đuối và tạo cơ sở gia tăng thêm áp lực, tạo ra những vấn đề trong chính trị trong nước và quốc tế", bà nói.

 

Iran tuyên bố giáng đòn trả thù, căn cứ Mỹ ở Iraq hứng 'mưa tên lửa'.

 

Các hãng thông tấn thế giới trích dẫn nhiều nguồn tin quân sự đồng loạt đưa tin, căn cứ không quân Ain al-Asad ở miền tây Iraq, nơi đồn trú của nhiều lính Mỹ vừa bị dội mưa tên lửa.

 

Sự cố diễn ra đúng vào lúc leo thang căng thẳng Mỹ - Iran tiếp sau cái chết của Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) do một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của lực lượng Mỹ gần sân bay quốc tế Baghdad, Iraq hồi tuần trước. Nhiều quan chức hàng đầu Iran đã lên tiếng cảnh báo sẽ giáng đòn trả thù thảm khốc nhằm vào Mỹ.

 

Lầu Năm góc cũng ra thông cáo xác thực việc Iran đã bắn hơn 12 tên lửa đạn đạo nhắm vào ít nhất hai căn cứ của quân đội Mỹ và liên quân ở Iraq. Nhà chức trách Mỹ khẳng định đang đánh giá tình hình và sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân Mỹ, các đối tác và đồng minh trong khu vực.

 

ảnh: iran nã tên lửa vào căn cứ mỹ sáng sớm

 

CNN ngày 8/1 trích dẫn lời Qatri al-Obeidi, một trong các chỉ huy Lực lượng bán vũ trang người Sunni ở thị trấn al-Baghdadi, Iraq cho biết, ít nhất 10 quả tên lửa đã bắn về phía căn cứ không quân Ain al-Asad, cách thủ đô Baghdad gần 200km về phía tây.

 

Mặc dù chưa có báo cáo xác thực nguồn gốc của "mưa tên lửa" nhưng một số quan chức giấu tên thuộc quân đội Mỹ nhanh chóng đổ lỗi vụ tấn công cho Tehran.Kênh truyền hình Press của Iran cho phát sóng tin nóng khẳng định, IRGC đã nã "hàng chục tên lửa" vào căn cứ Ain al-Asad của Mỹ tại Iraq.

 

Phát ngôn viên Nhà Trắng Stephanie Grisham cho hay, Tổng thống Donald Trump đã nhận được các báo cáo về vụ tấn công các cơ sở của Mỹ ở Iraq. Ông Trump đang giám sát chặt chẽ tình hình và tham vấn đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia.

 

Theo Sputnik, trên mạng xã hội đã bắt đầu lan truyền một vài hình ảnh và video được tin là ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên của cuộc tấn công trả đũa Mỹ của Iran vài ngày sau vụ sát hại Thiếu tướng Soleimani. Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran mô tả đây là "sự trả thù dữ dội bắt đầu".

 

ảnh: tên lửa bay khỏi căn cứ iran

 

Trong một tuyên bố vừa phát đi sáng nay, 8/1, IRGC xác nhận, đơn vị hàng không vũ trụ của họ đã dùng tên lửa tập kích căn cứ không quân Ain al-Asad của Mỹ ở Iraq để trả thù cho tướng Soleimani. IRGC cảnh báo sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công nữa, đồng thời kêu gọi người Mỹ rút quân tại Iraq về nước để tránh hứng chịu thêm tổn thất.

 

Iran nã hơn 13 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ Mỹ ở Iraq

 

Không chỉ trút 13 tên lửa vào căn cứ Ain Al-Asad ở Iraq, Iran còn phóng nhiều tên lửa vào các mục tiêu khác của Mỹ. Họ tuyên bố cuộc trả thù ác liệt của Vệ binh Cách mạng bắt đầu.

 

Nguồn tin quân sự cấp cao tại Iraq nói với CNN đã có 13 tên lửa bắn vào căn cứ không quân Mỹ Ain Al-Asad ở Iraq.

 

Theo ABC News, không chỉ căn cứ căn cứ quân sự Ain Al-Asad (gọi tắt là Asad) bị tấn công. Iran cũng đã phóng tên lửa vào căn cứ Erbil ở miền Bắc Iraq, một quan chức Mỹ xác nhận.

 

"Những người lính dũng cảm của đơn vị không gian thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã thực hiện thành công vụ tấn công với hàng chục quả tên lửa đạn đạo vào căn cứ quân sự Ain Al-Asad, vì tướng Qassem Soleimani", IRGC cho hay trong một thông báo.

 

Iran bắt đầu tấn công Mỹ bằng tên lửa bắn vào một căn cứ quân đội Mỹ ở miền Tây Iraq, truyền thông chính thức của Iran cho biết rạng sáng 8/1.

 

"Cuộc trả thù ác liệt bắt đầu"

 

"Cuộc trả thù ác liệt của Vệ binh Cách mạng đã bắt đầu", Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết trong một thông báo trên kênh Telegram. Hossein Soleimani, Chủ biên của Mashregh, trang tin chính của IRGC, cho hay các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đã được bắn vào căn cứ Asad ở tỉnh Anbar của Iraq.

 

Theo New York Times, một quan chức Mỹ cho biết 6 quả rocket bắn xuống căn cứ không quân Asad, nhưng không thể xác nhận chúng có phải tên lửa hay không.

 

ảnh : 2 căn cứ Mỹ bị dội tên lửa

 

Trong khi đó, các nguồn tin an ninh nói với AFP rằng ít nhất 9 quả rocket đã nã vào căn cứ Asad - nơi Mỹ và các lực lượng đồng minh đang đồn trú.

 

Thư ký báo chí Nhà Trắng cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được thông báo về vụ tấn công và đang theo dõi tình hình cùng đội ngũ an ninh quốc gia.

 

Lầu Năm Góc xác nhận: "Iran phóng hơn 12 tên lửa đạn đạo vào các lực lượng quân sự Mỹ và liên minh tại Iraq. Rõ ràng những tên lửa này phóng từ Iran và nhằm vào ít nhất 2 căn cứ quân sự ở Iraq có các quân nhân Mỹ và đồng minh là Al-Assad và Irbil”.

 

Các quan chức Iran cho biết cuộc tấn công bắt đầu lúc 1h20 ngày 8/1, cùng thời điểm tướng Soleimani bị giết bằng một máy bay không người lái của Mỹ tại Baghdad hôm 3/1.

 

Cuộc tấn công diễn ra chưa đầy hai giờ sau khi có tin tên lửa bắn vào căn cứ không quân Taji, một căn cứ quân sự của Iraq nơi quân đội Mỹ được triển khai. Song các quan chức cho biết dường như đây là thông tin sai.

 

Căn cứ Asad trước đó đã bị lực lượng dân quân Shiite được Iran hậu thuẫn, Kata’ib Hezbollah, tấn công, dẫn đến chuỗi "ăn miếng trả miếng" mà đỉnh điểm chính là vụ Mỹ không khích giết chết tướng Soleimani bên ngoài sân bay Baghdad ở Iraq hôm 3/1.

 

Ông Soleimani là lãnh đạo của lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc IRGC và được xem là nhân vật quyền lực số hai ở Iran sau Đại giáo chủ Ali Khamenei. Cái chết của vị tướng đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp Iran với những lời đe dọa "Cái chết cho nước Mỹ".

 

ảnh: Tên lửa đặt cạnh ảnh của Thống đốc nhà nước Iran

 

Vụ tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 8/1 diễn ra không bao lâu sau khi truyền thông nước này đưa tin Tehran đã chuẩn bị 13 kịch bản để trả thù Mỹ sau vụ giết tướng Soleimani, và các căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực được được đặt trong tình trạng báo động cao.

 

Theo đó, lực lượng quân sự Iran cho biết họ đang chuẩn bị sử dụng tên lửa tầm trung đến tầm xa để tấn công các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông, trả thù vụ tướng cao cấp nhất của đất nước, Qassem Suleimani, bị Mỹ giết chết.

 

Đe dọa "cơn ác mộng lịch sử" đối với Mỹ

 

Theo một bản tin của hãng tin bán chính thức Tasnim, Iran đã chuẩn bị 13 kịch bản để trả đũa. Theo thư ký của hội đồng an ninh quốc gia Iran, ngay cả những lựa chọn hạn chế nhất cũng sẽ là "cơn ác mộng lịch sử" đối với Mỹ.

 

Ông Ali Shamkhani nói với hãng tin: "27 căn cứ của Mỹ gần biên giới Iran nhất đã được đặt trong tình trạng báo động cao; họ biết rằng việc đáp trả có thể bao gồm các tên lửa tầm trung và tầm xa".

 

ảnh: Các nhà chức trách đang đứng trước linh cữu Soleimani

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper xác nhận rằng lực lượng trong khu vực đã sẵn sàng cho các cuộc tấn công trả đũa của Iran, nhưng cho biết Mỹ ưu tiên giải pháp ngoại giao.

 

"Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Chúng tôi hy vọng rằng những cái đầu lạnh hơn ở Tehran sẽ thắng thế và xuống thang", ông Esper nói với CNN.

 

"Chúng tôi không muốn bắt đầu một cuộc chiến với Iran nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để kết thúc một cuộc chiến. Điều chúng tôi muốn thấy là tình hình hạ nhiệt và Tehran ngồi lại với chúng tôi, bắt đầu thảo luận về cách thức tốt hơn phía trước".

 

ảnh: Sức mạnh quân sự Mỹ tại Trung Đông

 

Các đồng minh của Mỹ đã bắt đầu rời Baghdad, nơi đã trở nên náo nhiệt khi màn đêm buông xuống với những chiếc trực thăng bay vào ra khu ngoại giao kiên cố ở thành phố, được gọi là Vùng Xanh. Canada, hiện dẫn dắt nhiệm vụ huấn luyện của NATO, cho biết họ đã rút một phần trong số 500 quân. Hầu hết số quân NATO rút đi được cho là sẽ tới Kuwait.

 

Giới quan sát cho rằng những lời đe dọa leo thang quân sự ở Tehran có thể khiến các nhà lãnh đạo Iran không có nhiều lựa chọn ngoài việc thực hiện một cuộc phản công lớn, nếu không sẽ vô cùng mất mặt. Điều này cũng đã khiến các căn cứ của Mỹ ở Kuwait, Iraq, Jordan và Saudi Arabia được đặt trong tình trạng cảnh giác tối đa.

 

ảnh: biển người tại đám tang của soleimani

 

Lãnh đạo Vệ binh Cách mạng Iran, tướng Hossein Salami, hôm 7/1 cảnh báo rằng Iran sẽ "thiêu rụi" những nơi mà người Mỹ yêu quý. Trước đám đông hàng nghìn người khóc thương ở Kerman, quê nhà của ông Suleimani, ông Salami nói: "Chúng ta sẽ trả thù - một cuộc trả thù rất dữ dội, mạnh mẽ, quyết đoán, kết liễu mọi thứ và sẽ khiến họ hối hận".

 

Các nhân vật quân sự khác phát biểu tại lễ tang cho biết bất kỳ cơ sở tài sản hải quân nào của Mỹ trong vòng 2.000 dặm tính từ sẽ là một mục tiêu khả dĩ.

 

>>> Xem thêm: TOÀN BỘ QUÁ TRÌNH MỸ KHÔNG KÍCH GIẾT TƯỚNG SOLEIMANI VÀ IRAN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TRẢ ĐŨA MỸ?

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình ở Iran và chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tin tức cho quý khách.

Tiến Trần

Nguồn: Tổng hợp Zing News

  • CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HAVICO

    Đ/c Kho : 371/5 Quốc Lộ 1A, Khu Phố 1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

    Địa Chỉ Văn Phòng  : 1/27 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

    Hotline (Zalo) : 0902 810 638

            

    Tel          : (028) 6257 0030

    Fax         : (028) 6257 0031

    MST       : 0313506852 Cấp ngày 26/10/2015 tại Sở kế hoạch đầu tư - Phòng đăng kí kinh doanh TP. Hồ Chí Minh

    Người Đại Diện : Mr. Vinh

    Email     : sales6.xenanghavico@gmail.com

    Website : http://xenangtudong.com

        

  • Dịch vụ

    Tư vấn

    Dịch vụ

    Bảo hành

  • Hỗ trợ khách hàng

    Chính sách

    Chăm sóc khách hàng

    Liên hệ

  • Thống kê truy cập

    Đang online:49

    Tổng truy cập:3296927

Copyright © 2016 KING. All Rights Reserved